SPCNCL Hà Nội: Kết nối Doanh nghiệp sản xuất SPCNCL và trường đại học, viện nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.

SPCNCL Hà Nội: Kết nối Doanh nghiệp sản xuất SPCNCL và trường đại học, viện nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.

SPCNCL Hà Nội: Kết nối Doanh nghiệp sản xuất SPCNCL và trường đại học, viện nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.

Sáng ngày 15/10, Sở Công Thương phối hợp với Hội Hami tổ chức “ Hội nghị kết nối Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với trường đại học viện nghiên cứu ”

Toàn cảnh Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp sản xuất SPCNCL và trường đại học, viện nghiên cứu

Hội nghị có hơn 50 khách mời đến từ các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội, các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thành phố như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Phenikaa, Viện nghiên cứu điện tử tin học tự động hóa …

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng thông tin: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 289 sản phẩm của 191 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm  công nghiệp chủ lực đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm  gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp TP, kim nghạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 80.000 lao động.

Thời gian qua thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh

Hà Nội ưu thế là nơi đặt trụ sở của hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu lớn với đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu, mỗi năm đã nghiên cứu hàng trăm công trình khoa học có giá trị. Tuy nhiên, trong số đó, còn có những công trình nghiên cứu khoa học chưa tiếp cận được với sản xuất của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu rất lớn trong đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại, có hàm lượng chất xám cao vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giá thành chuyển giao công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài rất cao, trong khi nhiều công nghệ, thiết bị trong nước đã có thể nghiên cứu, sản xuất được.

Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Công Cường – Phó chủ tịch Hội HAMI nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thảo luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, nhà khoa học đã trình bày, trao đổi nhiều đề tài quan trọng như: chế tạo robot thông minh hỗ trợ y tế; chuyển đổi số tại doanh nghiệp truyền thống, một số giải pháp nhà máy thông minh, công nghiệp tự động hóa  …

Thông qua hội nghị, Sở Công thương Hà Nội đã nhận được gần 100 đề tài, công trình nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, chuyển đổi số… Sở Công thương thông tin để các doanh nghiệp đặt hàng, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất.

Tại Hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết các biên bản thỏa thuận hợp tác giữa: Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp với Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; giữa Trường Đại học Phenikaa và Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố giữa Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp;

Các đại biểu doanh nghiệp bày tỏ cần thiết nhiều chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.