SPCNCL Hà Nội: Hà Nội Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

SPCNCL Hà Nội: Hà Nội Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

SPCNCL Hà Nội: Hà Nội Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được TP.Hà Nội xác định  là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, là khâu đột phá chiến lược, để Thủ đô thực hiện thành công công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế.

Sáng ngày 1/11, Sở Công Thương TP Hà Nội phối hợp với Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội (HAMI) tổ chức Hội nghị “Kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các cơ sở đào tạo, dạy nghề năm 2024”. Sự kiện hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ chuyển đổi số.

Hội nghị với sự tham dự của 100 đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành của thành phố Hà Nội, các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thành phố và hơn 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực của thủ đô.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vương Đình Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hà Nội) cho biết: Công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp thành phố, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 289 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Theo thống kê gần đây, Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước và được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh…

Hà Nội được đánh giá là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước”- ông Vương Đình Thanh nhấn mạnh.

Theo thống kê, đến nay, thành phố Hà Nội công nhận 105 doanh nghiệp có sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp chủ lực, sử dụng khoảng 100.000 lao động. Toàn thành phố Hà Nội có khoảng 300 cơ sở đào tạo nghề. Trung bình hàng năm Hà Nội đào tạo mới hơn 140.000 lao động.

Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh yếu tố vốn, tài nguyên và công nghệ. Nhân lực ở đây chính là kiến thức và các kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Đức Minh- phó chủ tịch hội HAMI, Tổng giám đốc công ty CP dinh dưỡng Nutricare thảo luận tại Hội nghị.

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đang chịu áp lực trong việc thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu nhân sự các cấp cho các vị trí công nghệ thông tin, chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng cao, đặc biệt là các vị trí phát triển ứng dụng, phát triển công nghệ, quản trị chuyển đổi, quản trị và phân tích dữ liệu, marketing và kinh doanh trên nền tảng số.

Đại diện trường Đại học thảo luận tại Hội Nghị

Tại Hội nghị, đại diện Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội nhấn mạnh: Hợp tác doanh nghiệp và trường đại học được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp FDI thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sản xuất. Trường Cao Đẳng công nghệ cao Hà Nội xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng với hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước, Đặc biệt,Trường có các chương trình hợp tác đào tạo với tập đoàn lớn quốc tế như: Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) để đào tạo 800 kỹ thuật viên. Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã trở thành một trong những trường đi đầu cả nước về nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện trường Đại học Phenikaa cho biết, trường Đại học Phenikaa vinh dự Top 10 các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam dẫn đầu về số lượng các công bố quốc tế trong thời gian từ 01/08/2028 đến 31/07/2019. Trường Đại học Phenikaa mong muốn kết nối với doanh nghiệp để hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo và thực hành tại doanh nghiệp; trường có chương trình cho sinh viên thực tế tại doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết các biên bản thỏa thuận hợp tác giữa: Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa HAMI với Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội và Trường Đại học Công nghệ Đông Á với Công ty CP Quốc tế Sơn Hà.

Thông qua hội nghị, Sở Công Thương Hà Nội kỳ vọng kết nối các doanh nghiệp có thể đặt hàng với các trường đại học,cao đẳng, trường đào tạo nghề về nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng kịp thời xu hướng chuyển đổi số trong tình hình hiện nay.