SPCNCL Hà Nội: Hà Nội tổ chức “Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp”

SPCNCL Hà Nội: Hà Nội tổ chức “Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp”

SPCNCL Hà Nội: Hà Nội tổ chức “Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp”

Sáng ngày 5/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Đồng chí Trần sỹ Thanh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.

Đến nay, Thành phố Hà Nội có10 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng đất là 1.348ha. Các khu công nghiệp đã thu hút được 709 dự án, trong đó có 300 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng ký gần 6,7 tỷ USD; 409 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 26.000 tỷ đồng. Các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 100%.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian vừa qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng 02 khu công nghiệp (KCN Quang Minh 2, diện tích 160 ha và KCN Sạch Sóc Sơn, diện tích 302,8 ha); Hoàn tất thủ tục thành lập mới khu công nghiệp Đông Anh, với diện tích 300 ha. Đồng thời, tiếp tục tháo gỡ khó khăn để khởi công 25/43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018-2020 nhưng còn vướng mắc thủ tục, phấn đấu hoàn thành khởi công 43/43 cụm công nghiệp trong năm 2024.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trong quá trình quản lý, đầu tư, phát triển và hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Đó là về cơ chế chính sách phát triển công nghiệp và phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp (giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp); trong lĩnh vực đất đai (chuyển đổi đất lúa, giao đất, cho thuê đất, tính giá đất..); về giải phóng mặt bằng (tiến độ giải phóng mặt bằng chậm do ảnh hưởng giãn cách do dịch Covid-19, một số người dân gây khó khăn, di chuyển mồ mả…); về cấp phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận ký quỹ; điều chỉnh tiến độ dự án nhiều lần, khó khăn về vốn; thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao…

Tại hội nghị, Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 80 ý kiến về bốn nhóm vấn đề, liên quan bốn nhóm vấn đề chính gồm thủ tục đất đai, thủ tục hành chính, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các khu, cụm.

Ông Ulrich Petersen, Giám đốc Đầu tư và Marketing dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Chúng tôi mong nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục để khởi động lại công tác giải phóng mặt bằng sớm. Về thủ tục thành lập khu công nghệ cao, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền để hoàn thành các thủ tục mới này. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố, quận Bắc Từ Liêm tiến hành quy hoạch 1/2000 nhanh hơn vì đây là thủ tục rất quan trọng để chúng tôi có thể triển khai tiếp các hoạt động tiếp theo của dự án”.

Đại diện các Bộ và các cơ quan chức năng của Thành phố  trực tiếp đối thoại, trao đổi, giải đáp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến phát triển sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp.

Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 33/2022/QĐ- UBND ngày 03/10/2022 của UBND Thành phố quy định rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư, các đơn vị liên, đảm bảo sự thống nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình SXKD trong CCN

Các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Sở Công Thương cùng các sở, ngành tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như thuế, BHXH, lao động, môi trường, PCCC, ATTP cho các doanh nghiệp)

Các sở, ban, ngành tiếp tục có các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ từng vướng mắc của chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp và các quận, huyện thị xã, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan…

Thành phố Hà Nội mục tiêu Đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 3.204,31ha;  Mở rộng 5 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, thành lập ở giai đoạn 2017-2020 với tổng diện tích khoảng 45ha; xây dựng mới 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 536. Đến năm 2050 tương lai Thành phố Hà Nội sẽ 4 vùng công nghiệp tập trung, có 26 khu công nghiệp với diện tích 5.830 ha, 184 CCN với diện tích 7.403ha.