SPCNCL Hà Nội: HAMI tham dự hội thảo: “Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội đến năm 2030”

SPCNCL Hà Nội: HAMI tham dự hội thảo: “Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội đến năm 2030”

SPCNCL Hà Nội: HAMI tham dự hội thảo: “Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội đến năm 2030”
Chiều ngày 31/5/2022, đại diện Ban chấp hành Hội HAMI đã tham dự Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội đến năm 2030”.

Tham dự Hội thảo, đại diện Hội HAMI có Tiến sĩ Lưu Hải Minh – Phó Chủ tịch Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải, ông Đỗ Đình Lăng – Ủy viên Ban chấp hành Hội, Giám đốc Công ty TNHH LV & Hòn ngọc Viễn Đông. Chủ trì Hội nghị là ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Sau tổng kết Luật Thủ đô sau 10 năm thực hiện cho thấy sự đòi hỏi các Sở, ban ngành nghiên cứu tìm tòi dựa trên văn bản luật hiện hành để tháo gỡ những khó khăn, bất cập về cơ chế xây dựng trung tâm R&D cũng như đề cập những chính sách, cơ chế vượt trội để thu hút các doanh nghiệp tham gia phát triển khoa học công nghệ của Hà Nội”

Mặc dù những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, ngày càng đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Với tinh thần “Lấy doanh nghiệp là trung tâm để phát triển khoa học – công nghệ”, Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ Doanh nghiệp, cụ thể: hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện, đổi mới công nghệ, cấp chứng nhận doanh nghiệp Khoa học và công nghệ Hà Nội để nhận các ưu đãi của Chính phủ, các giải thưởng tôn vinh khen thưởng,… Tuy nhiên qua quá trình triển khai đã cho thấy những hạn chế như ngành khoa học công nghệ Thủ đô chưa xứng với tiềm năng, cácnhiệm vụ Khoa học công nghệ do doanh nghiệp chủ trì chiếm tỷ lệ 7,7%, hiện nay mới có 3/122 doanh nghiệp khoa học công nghệ đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực, việc hợp tác doanh nghiêp và viện,trường chưa thực sự hiệu quả; việc thương mại hoá sáng chế và kết qủa doanh nghiệp,…

Phát biểu tại Hội thảo, với vai trò là Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đồng thời là chủ doanh nghiệp khoa học công nghệ, Tiến sĩ Lưu Hải Minh đã có ý kiến cụ thể như sau: Phần lớn các doanh nghiệp chủ lực là các doanh nghiệp lớn chuyên về sản xuất nhưng không phải doanh nghiệp khoa học công nghệ bởi việc việc đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ còn hạn chế do thiếu vốn đầu tư cho phòng thí nghiệm, nhà máy. Do đó đòi hỏi cần được các cấp, ngành đặc biệt là Sở Khoa học công nghệ quan tâm việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và được nhận quyền sử dụng công nghệ. Đối với việc góp ý về Luật Thủ đô ông Lưu Hải Minh cho rằng cần quan tâm vấn đề pháp lý để những sáng chế được xem như tài sản trí tuệ, có thể thế chấp để vay vốn phát triển sản xuất sảm phẩm và tiếp tục đầu tư vào các công nghệ tiếp theo. Ý kiến trên được đa số đại biểu đồng tình.

Ông Lưu Hải Minh trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Hà Nội

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến, các quan điểm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ cho ra nhiều sản phẩm mới, hàm chứa khoa học cao, góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội.